Dipotassium Glycyrrhizate
Phân loại:
Thành phần khác
Mô tả:
Dipotassium Glycyrrhizate là gì?
Dipotassium glycyrrhizate (DPG) là muối kali của acid glycyrrhizic (glycyrrhizin) – thành phần chính trong chiết xuất rễ cây cam thảo Glycyrrhiza glabra, họ đậu Fabaceae.
Trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, các nhà sản xuất đã đưa vào Dipotassium glycyrrhizate nhằm mục đích nuôi dưỡng, kháng viêm và làm dịu da, đồng thời cũng là chất nhũ hóa và tạo gel cho sản phẩm. Dipotassium Glycyrrhizate được dùng để dưỡng da, làm dịu làn da bị kích ứng. Trong công thức, Dipotassium Glycyrrhizate là thành phần có vai trò hỗ trợ cải thiện kết cấu.

Trừ những người được xác định là dị ứng với Dipotassium Glycyrrhizate, thành phần này phù hợp với mọi loại da. Tuy nhiên, nhược điểm của Dipotassium glycyrrhizate là không được hấp thụ tốt vào da.
Bên cạnh đó, từ hàng nghìn năm trước, chiết xuất rễ cây cam thảo đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc với công dụng nổi tiếng là làm dịu vùng mô bị viêm cũng như hỗ trợ loại bỏ đờm và chất nhầy ra khỏi đường hô hấp. Do đó, cam thảo có thể chữa được mọi thứ từ cảm lạnh thông thường cho đến bệnh gan.
Điều chế sản xuất Dipotassium Glycyrrhizate
Dipotassium Glycyrrhizinate là hoạt chất được tinh chế đặc biệt từ rễ cam thảo, dạng bột, tan nước có khả năng kháng viêm tốt.
Người ta chỉ lấy những phần cần thiết trong cam thảo để phục vụ mục đích kháng viêm, kháng khuẩn, làm trắng và chống kích ứng da thôi, nên hiệu quả của Dipotassium Glycyrrhizinate vượt trội so với bột cam thảo hay nước chiết xuất cam thảo bình thường. Đây là lầm tưởng của nhiều người khi cho rằng bột cam thảo nào cũng có tác dụng kháng viêm và giảm kích ứng tốt như nhau.
Cơ chế hoạt động của Dipotassium Glycyrrhizate
Dipotassium Glycyrrhizinate là một chất chống viêm được sử dụng rộng rãi được phân lập từ rễ cây cam thảo. Nó được chuyển hóa thành Glycyrhetinic Acid, ức chế 11-beta-Hydroxysteroid Dehydrogenases và các enzym khác liên quan đến quá trình chuyển hóa Corticosteroids.

Dipotassium Glycyrrhizinate có khả năng làm sáng da đáng kể nhờ vào việc ức chế sắc tố, phân tán melanin, ức chế sinh tổng hợp melanin và ức chế enzym cyclooxygenase. Nói cách khác, Melanin bị ức chế không được di chuyển cũng như không xuất hiện trên bề mặt da.
Dược động học:
Dược lực học:
Xem thêm
Eucalyptus Oil là gì?
Eucalyptus là loại cây chúng ta thường gọi là cây bạch đàn (hay khuynh diệp). Từ lâu, Eucalyptus được biết đến có tác dụng chữa nhiều loại bệnh, trong đó lá bạch đàn có thể trị nhiễm trùng, sốt, đau bụng, giảm ho, bệnh đường hô hấp, hen suyễn, lao phổi, viêm xương khớp, đau khớp, mụn trứng cá cùng rất nhiều các bệnh lý khác, thậm chí cả ung thư.
Eucalyptus oil chính là loại dầu được chưng cất từ lá cây khuynh diệp. Thành phần của tinh dầu khuynh diệp là cineole (hay còn gọi là eucalyptol). Eucalyptus oil qua nhiều nghiên cứu cho thấy có tác dụng vô cùng hiệu quả trong giảm sưng, giảm đau qua cơ chế điều chỉnh với đáp ứng miễn dịch. Tinh dầu từ cây khuynh diệp còn có tác dụng kháng khuẩn, ức chế ho.

Eucalyptus oil pha loãng có thể dùng uống giúp hỗ trợ trị các bệnh về đường hô hấp (giảm ho, trị viêm phế quản, đau xoang và viêm, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, nhiễm trùng hô hấp…). Bên cạnh đó, Eucalyptus oil còn dùng như thuốc long đờm trong điều trị ho, sát trùng, hạ sốt và còn là thành phần của một số dung dịch xông hơi. Ngoài ra, Eucalyptus oil cũng có tác dụng điều trị vết thương, bỏng, loét và ung thư.
Nhiều người còn dùng tinh dầu khuynh diệp trong điều trị đau khớp, nhiễm herpes cơ quan sinh dục, nghẹt mũi, ngừa côn trùng cắn. Trong nha khoa, tinh dầu khuynh diệp là thành phần trong một số sản phẩm nha khoa.
Điều chế sản xuất
Lá khuynh diệp sau khi được sấy khô, đem nghiền nát và chưng cất để giải phóng tinh dầu. Sau khi dầu đã được chiết xuất tinh dầu, người dùng phải pha loãng tinh dầu trước khi sử dụng.
Talc là gì?
Talc là một loại khoáng chất có dạng bột mềm mịn màu trắng, không mùi tạo thành chủ yếu từ các nguyên tố magie, silicon và oxy. Loại bột này có khả năng hấp thụ độ ẩm tốt và giảm ma sát, mang lại lợi ích cho người sử dụng giữ cho làn da khô thoáng và ngăn ngừa phát ban.
Bột Talc được sử dụng khá phổ biến trong các sản phẩm mỹ phẩm như phấn rôm trẻ em, phấn phủ cơ thể và mặt ở người lớn, cũng như trong một số sản phẩm tiêu dùng khác.

Mặc dù được sử dụng phổ biến trong sản xuất mỹ phẩm, tuy nhiên vẫn có nhiều lo ngại về tính an toàn của bột Talc. Nguyên nhân là do một số tài liệu khoa học được công bố từ những năm 1960 đã cho thấy mối liên hệ có thể xảy ra giữa việc sử dụng sản phẩm có chứa bột Talc và tỷ lệ mắc bệnh ung thư buồng trứng.
Tuy nhiên, những nghiên cứu này không chứng minh chắc chắn và Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã và đang tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này.
Ngoài ra, một lo ngại khác là nghi ngờ khả năng nhiễm amiang của bột Talc do đây là 2 khoáng chất tự nhiên từ silicat và được khai thác gần nhau. Tuy nhiên, amiang có cấu trúc tinh thể khác với bột Talc và được biết đến là chất có khả năng gây ung thư khi hít phải.
Do đó, FDA liên tục điều tra tích cực các sản phẩm có chứa bột Talc được bày bán trên thị trường trong nhiều năm qua. Trên cơ sở đó, FDA sẽ thông báo đến người tiêu dùng về danh sách những sản phẩm có chứa bột Talc và không chứa amiang.
May mắn là phần lớn những sản phẩm được kiểm tra có chứa bột Talc nhưng không chứa chất gây ung thư là amiang và được coi là an toàn khi sử dụng theo chỉ dẫn. Các sản phẩm có chứa bột Talc, xét nghiệm cho thấy có amiang thường bị thu hồi. Điển hình như sản phẩm phấn dưỡng thể thương hiệu Johnson & Johnson có chứa bột Talc đã bị kiện vì liên quan đến việc tìm thấy amiang trong sản phẩm.
Mặc dù có nhiều tranh cãi và vấn đề pháp lý đang diễn ra, nhưng mỹ phẩm có chứa bột Talc và không chứa amiang được coi là an toàn để sử dụng trong trang điểm và chăm sóc da.

Điều chế sản xuất Talc
Talc là một muối hydropoly silicate tự nhiên được tìm thấy tại nhiều nơi trên trái đất như Úc, Trung Quốc, Ý, Ấn Độ, Pháp và Mỹ.
Độ tinh khiết của Talc thay đổi phụ thuộc vào nguồn gốc của nó từ các quốc gia khác nhau. Ví dụ, ở Ý, tạp chất phổ biến là calcium silicate; ở Ấn Độ, là nhôm và sắt oxid; ở Pháp, tạp chất là nhôm oxid; ở Mỹ là calcium carbonate, sắt oxid hoặc nhôm oxid.
Talc tự nhiên được khai thác và được nghiền thành bột trước khi được đưa vào quá trình tuyển nổi để loạn bỏ các tạp chất đa dạng như tremolite, carbon, dolomite, sắt oxide, các muối của carbonate và magie.
Sau quá trình này, bột Talc được nghiền thành bột mịn, được xử lý với dung dịch HCl loãng, được rửa với nước và sau đó được làm khô. Các giai đoạn xử lý này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các tính chất vật lý của Talc.
Cơ chế hoạt động của Talc
Bột Talc có đặc tính hấp thụ rất tốt.
Colloidal oatmeal là gì?
Từ lâu, yến mạch đã là nguyên liệu được chị em yêu thích vận dụng vào cơ chế ăn kiêng, giảm cân. Bên cạnh đó, bột yến mạch còn được chị em kết hợp cùng sữa chua để làm mặt nạ giúp da sáng, giảm mụn rất hiệu quả.
Trong thành phần của yến mạch có chứa 66% carbohydrate; 11,2% protein; 9,2% chất béo; 7,1% chất xơ cùng các nguyên tố khoáng chất vi lượng natri, canxi, kali, sắt, magie, phốt pho, kẽm, đồng, crôm, mangan, selenium… Bên cạnh đó còn có các loại vitamin B1, B2, B3, B6, E… chiếm 4.5% mang lại lợi ích cho sức khỏe lẫn chăm sóc da.

Vì những công dụng nói trên, không có gì ngạc nhiên khi các nhà sản xuất mỹ phẩm đã mang bột yến mạch vào sản xuất các loại mỹ phẩm, đặc biệt là sản phẩm giảm ngứa, đỏ và làm dịu da.
Colloidal Oatmeal là loại bột yến mạch dạng keo có nguồn gốc từ hạt yến mạch, thành phần hóa học gồm polysaccharides, lipid, protein, flavonoid, khoáng chất và vitamin. Colloidal Oatmeal được đánh giá là cứu tinh cho những làn da nhạy cảm khi có khả năng làm dịu tức thì, kháng viêm, làm ẩm da cũng như góp phần làm tăng sức đề kháng cho màng bảo vệ da tự nhiên. Ngoài ra, Colloidal Oatmeal được dùng như liệu pháp trợ giúp ở trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng từ trung bình đến nặng, làm giảm nhu cầu sử dụng corticosteroid ngoài da.
Colloidal oatmeal đã được FDA chấp thuận vào năm 2003 như một chất bảo vệ da tự nhiên. Thành phần này an toàn, lành tính, ít gây kích ứng da nên những sản phẩm có chứa Colloidal Oatmeal đều có thể dùng cho trẻ sơ sinh. Colloidal Oatmeal có nhiều dạng, gồm bột, gel, kem và có mặt trong các sản phẩm sữa tắm, dầu gội đầu, xà phòng, thuốc mỡ và kem dưỡng ẩm. Ngoài ra, một số loại dưỡng da chứa bột yến mạch keo được dành riêng cho việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý như chàm, viêm da cơ địa, vảy nến,…
Điều chế sản xuất
Colloidal Oatmeal được sản xuất làm bằng cách nghiền hạt yến mạch trong một nền nước hoặc dầu thành bột mịn và đun sôi để tạo thành bột yến mạch keo. Ngày xưa, việc sản xuất bột yến mạch keo khá khó điều chế do phải xay nhiều lần, sàng lọc qua nhiều bước để tách cám yến mạch, loại bỏ vỏ và tạp chất tránh kích ứng cho da và gây xước da.
Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của công nghệ, người ta sử dụng máy quay và xay ly tâm hạt yến mạch, sau đó để một vài phút đã cho một thành phẩm mềm mịn.

Cơ chế hoạt động
Nghiên cứu cho thấy, bột yến mạch dạng keo có thể hoạt động như một chất làm sạch, dưỡng ẩm, làm dịu da và chống viêm bảo vệ.
Coco-Glucoside là gì?
Coco glucoside là một hợp chất hoạt động bề mặt có tác dụng giúp tạo bọt, làm sạch và nhũ hóa cho các sản phẩm dưỡng da và chăm sóc cá nhân. Các polyglucoside (APG), trong đó có Coco glucoside, được gọi là thế hệ mới của chất hoạt động bề mặt thân thiện với môi trường.

Coco glucoside thu được từ 100% nguồn gốc thực vật tái tạo. Đặc tính của Coco glucoside là hoàn toàn có thể phân hủy sinh học, không độc hại, không gây kích ứng da nhờ không chứa diethanolamides, lauryl sulfates, laureth sulfates, parabens và formaldehyde.
Chính vì thế, không ngạc nhiên khi chất hoạt động bề mặt tự nhiên này được sử dụng thay thế cho những chất hoạt động bề mặt được đánh giá là độc hại. Coco glucoside có thể bọt trong sản phẩm làm sạch mà không gây ra bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào cho làn da của người sử dụng.
Coco glucoside được ưa chuộng bởi khả năng làm sạch đáng kinh ngạc, đồng thời có khả năng tương thích với bất kỳ các chất hoạt động bề mặt khác. Coco glucoside có thể so sánh với các chất hoạt động bề mặt khác của Alkyl Polyglucoside, chẳng hạn như Caprylyl / Capryl Glucoside (c8-10), Coco Glucoside (c8-16) và Lauryl Glucoside (c12-16).

Coco glucoside lành tính, an toàn khi sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân. Thành phần này giúp duy trì cân bằng da mà không khiến da bị khô cũng như dễ làm dày với các polyme tự nhiên. Các nhà sản xuất thường bổ sung Coco glucoside vào trong công thức sản phẩm chăm sóc cho cả người lớn lẫn em bé.
Điều chế sản xuất Coco glucoside
Coco Glucoside là sản phẩm của quá trình glucose hóa các acid béo (thịt trái dừa) và glucose (đường) từ nguyên liệu tái tạo như dầu dừa, ngô và đường trái cây.
Hydrogenated vegetable oil là gì?
Hydrogenated vegetable oil là dầu thực vật hydro hóa, là thuật ngữ chỉ các loại dầu đã trải qua một quá trình hóa học được gọi là “quá trình hydro hóa”. Nói một cách đơn giản, khi dầu được hydro hóa, nó có các nguyên tử hydro được thêm vào. Dầu thực vật hydro hóa là thành phần chính của chất béo bão hòa.
Các nhà sản xuất thực phẩm phát hiện ra rằng việc thêm các nguyên tử hydro vào dầu có thể nâng cao thời hạn sử dụng, tăng nhiệt độ nóng chảy và thay đổi kết cấu của dầu. Đó là lý do mà bắt đầu từ đầu những năm 1900, quá trình hydro hóa đã trở thành một công cụ tiết kiệm tiền cho ngành công nghiệp thực phẩm.

Thay đổi mức độ bão hòa của chất béo làm thay đổi một số tính chất vật lý quan trọng, chẳng hạn như phạm vi nóng chảy, đó là lý do tại sao dầu lỏng trở thành bán rắn. Chất béo rắn hoặc bán rắn được ưa thích để nướng vì cách chất béo trộn với bột mì tạo ra kết cấu mong muốn hơn trong sản phẩm nướng. Bởi vì dầu thực vật hydro hóa một phần rẻ hơn mỡ động vật, chúng có sẵn ở nhiều dạng nhất quán và có các đặc tính mong muốn khác (chẳng hạn như tăng độ ổn định oxy hóa và thời hạn sử dụng lâu hơn).
Dầu thực vật hydro hóa có hai dạng: Dạng hydro hóa hoàn toàn (full hydrogenation) và dạng hydro hóa một phần (partial hydrogenation). Trong đó dạng hydro hóa hoàn toàn đúng bản chất không gây hại cho sức khỏe, dạng hydro hóa một phần trong quá trình phản ứng sẽ sinh ra những sản phẩm có thể gọi là “biến dạng” - đây mới là dạng chất béo chuyển hóa gây hại.
Điều chế sản xuất Hydrogenated vegetable oil
Hydro hóa chất béo là quá trình kết hợp chất béo điển hình là dầu thực vật với hydro, hay là quá trình chuyển từ axit béo không bão hòa sang axit béo bão hòa, để làm cho chất béo bão hòa hơn, tạo ra chất béo rắn hoặc bán rắn, chẳng hạn như chất béo có trong bơ thực vật.
Quá trình này thường được thực hiện ở áp suất rất cao, với sự trợ giúp của chất xúc tác niken (niken sẽ được loại bỏ khỏi sản phẩm cuối cùng).

Cơ chế hoạt động
Với quá trình hydro hóa, dầu thực vật lỏng chuyển thành chất béo bán rắn hoặc rắn. Theo FDA, các nhà sản xuất sử dụng dầu hydro hóa để cải thiện kết cấu, độ ổn định hương vị và thời hạn sử dụng của thực phẩm đóng gói. Dầu hydro hóa một phần có chứa các axit béo chuyển hóa.
Những chất béo chuyển hóa này làm đảo lộn sự cân bằng giữa mức cholesterol tốt và xấu trong cơ thể bạn, bằng cách làm tăng mức độ xấu và giảm mức độ tốt. Tỷ lệ này có liên quan đến vô số các bệnh về lối sống, bao gồm bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường hay đái tháo đường loại 2.
Histidine là gì?
Histidine là một axit amin, có nhiều vai trò khác nhau trong chức năng tế bào. Histidine được sử dụng để tạo ra protein và enzyme trong cơ thể. Ngoài việc đóng vai trò cấu trúc và xúc tác trong nhiều enzym, các gốc histidine có thể trải qua quá trình metyl hóa xúc tác bởi enzym.
Histidine cũng là một chất chelat hóa tốt các ion kim loại như đồng, kẽm, mangan và coban. Khả năng này đến từ các nguyên tử nitơ imidazole có thể hoạt động như một chất cho hoặc nhận điện tử trong các trường hợp khác nhau.

Histidine là một axit amin tham gia tổng hợp protein, hình thành các protein và ảnh hưởng đến một số phản ứng trao đổi chất trong cơ thể.
Thông qua chế độ ăn uống, con người sẽ nhận được histidine. Thịt, cá, trứng, đậu nành, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, gạo, lúa mì, lúa mạch đen, các loại hạt,... là những loại thực phẩm giàu protein thường chứa histidine.
Cơ chế hoạt động
Cơ thể chúng ta sử dụng histidine để tạo ra các hormone và chất chuyển hóa cụ thể có tác động đến chức năng thận, dẫn truyền thần kinh, dịch tiết dạ dày và hệ thống miễn dịch.
Bên cạnh đó, loại axit amin này cũng có tác động đến việc sửa chữa và tăng trưởng mô, tạo ra các tế bào máu và giúp bảo vệ tế bào thần kinh.
Nhiều enzym và hợp chất khác nhau trong cơ thể cũng được hình thành nhờ sự trợ giúp của histidine.
Sodium Polyacrylate là gì?
Sodium polyacrylate (Natri polуaᴄrуlate) là muối natri của polyacrylic acid - một loại polyme có trọng lượng phân tử cao. Polyme là một chất có cấu trúc phân tử được xây dựng từ một số lượng lớn các đơn vị có cấu trúc tương tự nhau được gọi là monome liên kết với nhau. Các monome của sodium polyacrylate là acrylic acid.

Sodium polyacrylate tồn tại dưới dạng bột trắng, mịn khi ở dạng khô nhưng khi được thêm vào nước, sodium polyacrylate biến thành một chất giống như gel với khả năng hấp thụ nước gấp nhiều lần trọng lượng phân tử của nó. Chính vì vậy, sodium polyacrylate được xem là một loại polyme siêu hấp thụ.
Đầu những năm 1960, các polyme siêu thấm đầu tiên đã được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ phát triển. Polyme siêu thấm này có rất nhiều ứng dụng, như sử dụng trong mỹ phẩm, sử dụng trong làm nến, băng vết thương, tã lót, túi chườm nóng lạnh, đất hữu cơ cùng nhiều thứ khác.
Cơ chế hoạt động
Là một polyme hấp thụ, sodium polyacrylate được dùng làm chất ổn định nhũ tương, chất tạo màng, chất cố định tóc, chất dưỡng da và chất tạo độ nhớt. Trong tã trẻ em, bạn sẽ thấy sodium polyacrylate là chất gel giống như tinh thể để giúp thấm hút nước.

Trong chất tẩy rửa, sodium polyacrylate hoạt động như một tác nhân tạo phức, mà vô hiệu hóa được các kim loại nặng trong nước và bụi bẩn để các chất tẩy rửa có thể hiệu quả hơn trong sạch. Nó cũng được sử dụng như một chất làm đặc vì nó có thể hấp thụ và giữ các phân tử nước.
Elderberry là gì?
Elderberry (còn được gọi là Sambucus Nigra hay quả cơm cháy) là loại cây thuốc được sử dụng phổ biến trên thế giới trong điều trị nhiễm trùng, cải thiện làn da và chữa lành vết bỏng. Bên cạnh đó, Elderberry còn dùng trong điều trị các triệu chứng cảm lạnh và cúm như một chất bổ sung.

Elderberry có chứa ít calo và giàu các chất chống oxy hóa. Elderberry còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như Vitamin C, chất xơ, các axit phenolic, flavonol và anthocyanin – những chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp chống viêm, giảm thiệt hại do stress oxy hóa trong cơ thể.
Trong mỗi 145g quả mọng tươi có chứa 106 calo, 26,7g carbs, dưới 1g chất béo và protein. Tuy nhiên, các loại quả mọng, vỏ và lá thô của cây được cho là những chất độc gây ra các vấn đề về dạ dày.
Cơ chế hoạt động của Elderberry
Các nhà khoa học đã tiến hành các nghiên cứu về Elderberry và cho thấy thảo dược này chứa anthocyanin có tác dụng tăng cường miễn dịch bằng cách kích thích cơ thể sản xuất cytokines chống lại các loại vi rút bao gồm virus cúm và có thể có tác dụng kháng viêm.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng chiết xuất từ thảo dược này có tác dụng giảm oxy hóa LDL – cholesterol (cholesterol xấu, là nguyên nhân dẫn đến các bệnh tim mạch).
Thành phần anthocyanin trong thảo dược này được đánh giá cao hơn vitamin C, E trong tác dụng chống oxy hóa.
Dichlorobenzyl alcohol là gì?
- Danh pháp IUPAC: (2,4-dichlorophenyl)methanol.
- PubChem CID: 15684.
- Tên gọi khác: Dybenal, 1,4-Dichlorobenzyl alcohol, Rapidosept, Myacide SP.
- Công thức hóa học Dichlorobenzyl alcohol là C7H6Cl2O. Trọng lượng phân tử là 177.02.
- Dichlorobenzyl alcohol là một thành viên của nhóm Benzyl alcohols, trong đó các Hydro ở vị trí 2 và 4 được thay thế bằng Clo.

Dichlorobenzyl alcohol là một chất khử trùng nhẹ phổ rộng đối với vi khuẩn và vi rút liên quan đến nhiễm trùng miệng và cổ họng. Dichlorobenzyl alcohol được coi là một thành phần hoạt tính được tìm thấy trong một số sản phẩm OTC (Over-the-Counter: Thuốc không cần kê đơn) trên thị trường, bởi vì Bộ Y tế Canada đã phân loại tác nhân này như một hóa chất điều trị giải phẫu (ATC: Anatomical therapeutic chemical).
Mặt khác, Dichlorobenzyl alcohol được FDA (Food and Drug Administration – Cục quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) phân loại vào thành phần không hoạt động đối với các sản phẩm thuốc đã được phê duyệt.
Điều chế sản xuất Dichlorobenzyl alcohol
2,4-dichlorobenzyl alcohol thu được có độ tinh khiết cao và cho năng suất cao, bằng cách cho 2,4-dichlobenzyl cloride trải qua hai giai đoạn, phản ứng với muối tan trong nước của một axit hữu cơ, với sự có mặt của chất xúc tác chuyển pha để tạo ra 2,4-dichlobenzyl ester của axit hữu cơ sau đó bị thủy phân với một bazơ mạnh.
-
Giai đoạn đầu tiên: Gia nhiệt 2,4-dichlorobenzyl chloride và dung dịch nước của muối hòa tan trong nước của một axit hữu cơ, cụ thể là Natri axetat (được chọn từ nhóm bao gồm natri axetat, kali axetat và amoni axetat), được hồi lưu với sự có mặt của chất xúc tác chuyển pha (một muối tetrabutylammonium được chọn trong nhóm bao gồm muối alkylamoni, ankylamoni halogenua chuỗi dài, hợp chất arylalkylamoni và alkylphosphonium halogenua), tạo thành este 2,4-dichlorobenzyl của axit hữu cơ.
-
Giai đoạn thứ hai: Đun nóng este 2,4-dichlorobenzyl với một bazơ mạnh (NaOH - sodium hydroxide) để thủy phân este tạo ra 2,4-dichlorobenzyl alcohol.

Cơ chế hoạt động
Việc sử dụng Dichlorobenzyl alcohol có liên quan đến đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và gây tê cục bộ. Tác dụng gây tê cục bộ của Dichlorobenzyl alcohol được cho là do giảm sự phong tỏa kênh natri. Cơ chế tác dụng sát trùng của Dichlorobenzyl alcohol chưa được hiểu đầy đủ nhưng nó được cho là có liên quan đến sự biến tính của các protein bên ngoài và sự sắp xếp lại của bậc ba cấu trúc các protein.
Dichlorobenzyl alcohol được giải phóng gần như ngay lập tức và đạt nồng độ đỉnh sau 3-4 phút. 50% nồng độ liều dùng tập trung trong nước bọt sau 120 phút. Dichlorobenzyl alcohol chuyển hóa qua gan tạo thành hippuric acid.
Sodium molybdate là gì?
Natri molybdat, Na2MoO4, là nguồn cung cấp molybden. Nó thường gặp dưới dạng hydrat hoá, Na2MoO4·2H2O.
Anion molybdat (VI) có dạng tứ diện. Hai cation natri liên kết với mỗi một anion.
Lịch sử ra đời
Natri molybdat được tổng hợp trước tiên bằng phương pháp hydrat hoá. Một cách khác thuận tiện hơn được tiến hành bằng cách hoà tan MoO3 vào natri hydroxide ở 50 – 70°C và làm kết tinh sản phẩm thu được. Muối khan được tạo thành khi nung nóng lên nhiệt độ 100°C.
MoO3 + 2NaOH → Na2MoO4·2H2O
Tên thuốc gốc (hoạt chất)
Natri molybdat.
Tên gọi khác
Anhydric natri molybdat, Molypden (như natri), Natri molybdat (VI), Natri molypden oxit, Dinatri molybdat, Natrium molybdat.
Loại thuốc
Vitamin và khoáng chất.
Dạng bào chế
Dung dịch tiêm tĩnh mạch: 5,33mcg/ml.
Dung dịch truyền tĩnh mạch.
Viên con nhộng.
Viên nén bao phim.
Potassium Hydroxide là gì?
Potassium hydroxide là một hợp chất vô cơ có công thức KOH. Hợp chất này có thể được tìm thấy ở dạng tinh khiết bằng phản ứng của natri hydroxit với kali không tinh khiết. Potassium hydroxide thường được sử dụng thay thế Natri hydroxit trong nhiều ứng dụng; tuy nhiên, Natri hydroxit được ưa chuộng hơn vì chi phí thấp hơn.

Dù rằng tốn kém, nhưng Potassium hydroxide lại có rất nhiều ứng dụng không thể thiếu trong đời sống như: Sản xuất phân bón chứa kali, nguyên liệu chính trong sản xuất dầu diesel sinh học, dung dịch làm thuốc nhuộm vải, len sợi; xử lý da động vật phục vụ cho công nghệ thuộc da;... Đặc biệt, Potassium hydroxide được dùng phổ biến trong ngành mỹ phẩm với công dụng chính là làm trương nở carbomer và trung hòa độ pH.
Potassium hydroxide là tiền thân của phần lớn các loại xà phòng mềm, lỏng. Nhưng chất này cũng có thể được sử dụng trong công thức của sản phẩm tắm, sản phẩm làm sạch, dầu gội, sản phẩm cạo râu, thuốc làm rụng lông, sản phẩm chăm sóc da và sản phẩm chống nắng, nước hoa, bột chân, thuốc nhuộm tóc màu, trang điểm, sản phẩm làm móng, sản phẩm làm sạch cá nhân.

Điều chế sản xuất Potassium Hydroxide
Cho Natri Hydroxide phản ứng với Kali không tinh khiết sẽ tạo ta Potassium hydroxide ở dạng tinh khiết. So với Natri hidroxit, quá trình điều chế ra Kali hidroxit tốn kém hơn nhiều.
Các phương pháp sản xuất:
-
Phương trình điện phân dung dịch Kali clorua:
2H2O + 2KCl → 2KOH + H2 + Cl2
Quá trình sản xuất này ít khi được áp dụng do tốn nhiều chi phí và không đem lại hiệu quả cao. Do đó, người ta thường sử dụng phương pháp sản xuất sau đây để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
-
Sản xuất từ Kali format như sau:
2KCOOH + 2Ca(OH)2 + O2 → 2KOH + 2CaCO3+ 2H2O
Cơ chế hoạt động của Potassium Hydroxide
Potassium Hydroxide trung hòa độ pH của dung dịch chứa nó trong quá trình gia công mỹ phẩm nhưng không làm ảnh hưởng đến bất cứ thành phần nào cũng không gây ra phản ứng hóa học nào. Hòa tan hoàn toàn Potassium Hydroxide vào dung dịch không gây ảnh hưởng đến khối lượng.
Acid glutamic là gì?
Acid glutamic là một trong 20 Acid amin có sẵn trong Protein của động vật và thực vật. Đây cũng là thành phần chính của bột ngọt (MSG), một muối của Acid glutamic.

Ngoài ra, Acid glutamic còn đảm nhiệm chức năng tổng hợp các Acid amin khác nhau như Alanin, Leucine và chiếm phần lớn thành phần Protein và phần xám của vỏ não. Trong cơ thể Acid glutamic chuyển thành Glutamate, một chất hóa học giúp các tế bào thần kinh trong não gửi và nhận thông tin từ các tế bào khác. có thể giúp những người bị Hypochlorhydria (Acid dạ dày thấp) hoặc Achlorhydria (giảm tiết Acid dạ dày).
Do đó, Acid glutamic có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa Carbohydrate, xây dựng cấu trúc Protein, xây dựng các cấu trúc tế bào của con người cũng như trong các biến đổi sinh hóa ở hệ thần kinh trung ương.
Đặc biệt, trong lĩnh vực làm đẹp, Acid glutamic được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc tóc, sản phẩm chăm sóc cơ thể và các sản phẩm chống lão hóa. Acid glutamic rất hữu ích trong việc duy trì giá trị pH cho da. Acid glutamic giúp liên kết phân tử nước trong da, từ đó dưỡng ẩm cho da và giúp da duy trì sự cân bằng độ ẩm. Thành phần còn giữ vai trò như một chất ổn định sản phẩm, ngăn nhũ tương không bị phá vỡ. Acid glutamic cũng tạo thành một lớp màng bao quanh sợi tóc và bảo vệ tóc khỏi tác hại từ bên ngoài.
Điều chế sản xuất
Acid glutamic là sản phẩm của quá trình thủy phân Protein. Glutamine có trong Protein được chuyển thành Acid glutamic khi một protein bị thủy phân.
Lần đầu tiên được phân lập vào năm 1865, Acid glutamic là một chất trung gian chuyển hóa quan trọng và là một trong các Acid amin không thiết yếu vì cơ thể có thể tổng hợp từ Acid oxoglutaric (được hình thành trong quá trình chuyển hóa Carbohydrate) mà không cần nguồn thực phẩm.
Cơ chế hoạt động
Acid glutamic tự do không thể vượt qua hàng rào máu não với số lượng đáng kể. Thay vào đó, Acid glutamic được chuyển đổi thành L-glutamine mà não sử dụng để tổng hợp nhiên liệu và Protein. Người ta phỏng đoán rằng Glutamate có trong Protein liên quan đến các chức năng nhận thức như học tập và ghi nhớ trong não, mặc dù lượng Glutamate quá nhiều có thể gây ra tổn thương tế bào thần kinh liên quan đến các bệnh như xơ cứng teo cơ, bệnh Lathyrism và bệnh Alzheimer. Ngoài ra, thuốc Phencyclidine (thường được gọi là PCP) đối kháng với Glutamate tại thụ thể NMDA, gây ra hành vi tương tự bệnh tâm thần phân liệt.
Sản phẩm liên quan











